Lễ khai giảng lớp Bồi dưỡng kiến thức kinh điển Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh KĐ23.06

Thứ hai - 24/04/2023 03:58
Ngày 24/4/2023, tại Trường Chính trị tỉnh Thái Nguyên, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức khai giảng lớp Bồi dưỡng kiến thức kinh điển Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh cho 68 cán bộ, giảng viên trường chính trị các tỉnh Thái Nguyên, Bắc Giang, Bắc Cạn, Tuyên Quang, Hà Giang, Yên Bái.
Dự lễ khai giảng có các đồng chí: PGS.TS Nguyễn Duy Bắc, Phó Giám đốc thường trực Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; đồng chí Vũ Duy Hoàng, Uỷ viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Thái Nguyên; TS. Ngô Ngân Hà, Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức - Cán bộ, Chánh Văn phòng Đề án 587; TS. Nguyễn Đức Hải, Phó Chánh Văn phòng Đề án 587; cùng các đồng chí trong Ban Giám hiệu, lãnh đạo các khoa, phòng các Trường Chính trị và 68 học viên của lớp học.
Lớp bồi dưỡng được tổ chức theo Đề án “Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và các trường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương giai đoạn 2019-2030” theo Quyết định số 587/QĐ-TTg ngày 17/5/2019 của Thủ tướng Chính phủ. Trong thời gian 5 tháng, các học viên sẽ tập trung nghiên cứu và trao đổi, thảo luận về các tác phẩm kinh điển của C.Mác, Ph.Ăng-ghen; các tác phẩm tiêu biểu của V.I.Lênin và của Chủ tịch Hồ Chí Minh; các chuyên đề bổ trợ.
PGS.TS Nguyễn Duy Bắc, Phó Giám đốc thường trực Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh phát biểu khai giảng lớp học
Các đồng chí đại biểu cùng toàn thể học viên lớp học chụp ảnh lưu niệm

Phát biểu khai giảng lớp học, PGS.TS Nguyễn Duy Bắc, Phó Giám đốc thường trực Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh khẳng định: Việc nghiên cứu kiến thức kinh điển Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nhiệm vụ tất yếu của Đảng, Nhà nước ta. Đặc biệt, đối với giảng viên các Trường Chính trị là nhiệm vụ thường xuyên, cơ bản, cấp thiết và lâu dài bởi giảng viên là người trực tiếp giảng dạy, lan tỏa các giá trị của các tác phẩm kinh điển cho các thế hệ học viên. Việc học tập là nhiệm vụ tự thân của mỗi cán bộ, giảng viên. Tham dự lớp học là cơ hội để mỗi cán bộ, giảng viên có thời gian nghiên cứu chuyên sâu, hệ thống hóa, đúc kết những giá trị cốt lõi của các tác phẩm kinh điển Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Qua đó, góp phần nâng cao chất lượng nghiên cứu, giảng dạy lý luận chính trị nói riêng, công tác lý luận nói chung; đồng thời, cung cấp thêm những kiến thức nền tảng để đội ngũ giảng viên các trường chính trị tỉnh trở thành lực lượng xung kích trên mặt trận tư tưởng.
Ma Trần Thu Hường

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê website
  • Đang truy cập79
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm78
  • Hôm nay16,625
  • Tháng hiện tại412,223
  • Tổng lượt truy cập21,582,340
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây