Phát huy vai trò của sách tham khảo trong việc nâng cao chất lượng giảng dạy ở trường chính trị hiện nay

Chủ nhật - 04/12/2016 12:03
Sách là một sản phẩm của xã hội văn minh, một khái niệm mở bao gồm những hình thức và nội dung phong phú khác nhau. Mỗi cuốn sách đều là một kho tàng tri thức vô cùng quý báu mang lại cho xã hội loài người sự mới mẻ trong việc khám phá thế giới cũng như biết bao điều lí thú trong cuộc sống. Điều quan trọng hơn cả chính là tìm được một cuốn sách thực sự bổ ích và cần thiết cho nhu cầu của mình.
Phát huy vai trò của sách tham khảo trong việc nâng cao chất lượng giảng dạy ở trường chính trị hiện nay

Sách là một sản phẩm của xã hội văn minh, một khái niệm mở bao gồm những hình thức và nội dung phong phú khác nhau. Mỗi cuốn sách đều là một kho tàng tri thức vô cùng quý báu mang lại cho xã hội loài người sự mới mẻ trong việc khám phá thế giới cũng như biết bao điều lí thú trong cuộc sống. Điều quan trọng hơn cả chính là tìm được một cuốn sách thực sự bổ ích và cần thiết cho nhu cầu của mình. Đó cũng chính là Thư viện của Trường muốn giới thiệu tới độc giả. Qua những cuốn sách tham khảo, từ những ý tưởng táo bạo độc giả có thể rút ra được cho mình rất nhiều bài học hữu ích trong cuộc sống, đặc biệt là các giảng viên trực tiếp tham gia giảng dạy.

Trải qua quá trình phát triển, sách gắn chặt với bước tiến của lịch sử của nhân loại, sách ra đời là kết quả của quá trình lao động sáng tạo, là tinh hoa, trí tuệ của con người. Chính vì thế, sách được xem là một nhân tố thúc đẩy sự phát triển xã hội. Phát huy vai trò nổi bật của sách tham khảo là khả năng lưu trữ, kết tinh, truyền bá tư tưởng, trí tuệ và tình cảm. Sách có tác dụng to lớn trong việc cung cấp một cách có hệ thống, toàn diện, tin cậy về tri thức và đời sống con người. Từ sách giảng viên có điều kiện suy ngẫm, liên hệ làm phong phú bài giảng của mình. Trên cơ sở truyền bá tư tưởng, sách giúp giảng viên có ý thức cao hơn, thống nhất tư duy và hành động, dẫn dắt học viên đi theo mục đích chung phù hợp với chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ hiện nay.

Đọc sách tham khảo là nhu cầu của tất cả mọi người. Sự thành công của giảng viên đều nhờ sự kết hợp của kinh nghiệm bản thân với tri thức lĩnh hội qua việc học từ trong cuộc sống và từ trong sách vở. Nếu chúng ta đọc sách thường xuyên và có phương pháp khoa học thì kiến thức của mỗi giảng viên sẽ không ngừng được mở rộng nâng cao cách tiếp cận sự phát triển của khoa học – kỹ thuật, bồi dưỡng nâng cao năng lực tư duy logic, phương pháp làm việc, lòng yêu nghề nghiệp và có thái độ đúng đắn đối với môi trường xung quanh cũng như với chính bản thân mình. Đúng như nhà hiền triết Voltaire nói: “Những gì sách dạy chúng ta cũng giống như lửa. Chúng ta lấy nó từ nhà hàng xóm, thắp nó trong nhà ta, đem nó truyền cho người khác, và nó trở thành tài sản của tất cả mọi người”. Lịch sử chứng minh rằng từ khi sách ra đời đến nay, loài người đã trải qua nhiều chế độ. Xã hội càng phát triển, hoạt động của con người càng có ý thức trách nhiệm thì vai trò của sách càng quan trọng. Lênin Người sáng lập và lãnh đạo nhà nước XHCN đầu tiên trên thế giới chỉ ra rằng: “Không có sách thì không có tri thức, không có tri thức thì không có chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản”. Có thể khẳng định rằng sách là một trong những phương tiện truyền bá tri thức chắc chắn và mạnh mẽ nhất, bởi có sách mới có tri thức, có tri thức mới có văn minh. Đặc biệt là sách tham khảo phục vụ cho quá trình soạn giảng của giảng viên, quá trình học tập của học viên.

Hoạt động dạy học nói chung cũng như giảng dạy và học tập lý luận chính trị nói riêng, việc đọc sách là một yêu cầu bắt buộc của hoạt động dạy học của  giảng viên. Bởi đọc sách ngoài mục đích chung là nâng cao nhận thức hiểu biết, rèn luyện kỹ năng sống…Tùy theo công việc chung của mỗi người lại có mục đích, yêu cầu và phương pháp khác nhau. Tuy nhiên, trong phạm vi bài viết này tôi chủ yếu đưa ra việc đọc sách, cách xử lý tài liệu để cùng đồng nghiệp tham khảo quan tâm chia sẻ. Thứ nhất: đọc nhanh (đọc lướt) nhằm tìm hiểu một cách khái quát nội dung chung, các kiến thức từng phần sắp xếp theo từng đề mục của cuốn sách. Mục đích là giúp người đọc tìm được ý chính, nắm vững vấn đề. Người đọc cần nắm, ghi nhớ những thông tin nhanh khi đọc lướt các mục lục, các chương cụ thể để hiểu tổng quát nội dung cuốn sách. Từ phương pháp đọc lướt chúng ta có thể thay đổi tốc độ đọc ở từng thời điểm khác nhau. Việc điều chỉnh tốc độ đọc rất quan trọng bởi có đoạn chỉ cần đọc lướt qua, song có trang phải đọc chậm thì mới hiểu được bản chất của vấn đề. Đồng thời người đọc có thể hình dung sơ bộ cấu trúc của cuốn sách và dễ dàng tìm ngay được những điều mình đang cần ở chỗ nào trong cuốn sách. Bởi vậy, đọc lướt là một khâu quan trọng vừa tiết kiệm được thời gian, vừa tạo điều kiện thuận lợi cho việc đọc nghiên cứu tài liệu tham khảo. Thứ hai: đọc kỹ, sau khi đọc lướt, người đọc cơ bản nắm được khái quát nội dung cuốn sách. Đối với mỗi cuốn sách người đọc có thể đọc một lần hoặc nhiều lần, đọc nhanh hay đọc chậm đều phụ thuộc vào mục đích và khả năng của mỗi người. Ví dụ: mục đích người đọc chỉ lấy tư liệu trích dẫn thì có thể đọc một lần, nếu mục đích đọc nghiên cứu, học tập thì bắt buộc phải đọc nhiều lần. Đặc biệt sách kinh điển của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối quan điểm của Đảng đòi hỏi giảng viên và học viên cần đọc nhiều lần để nắm chắc, hiểu sâu và ghi nhớ lâu hơn. Quá tŕnh đọc đi đọc lại nhiều lần một cuốn sách là rất cần thiết đối với giảng viên giảng dạy lý luận chính trị. Thứ batìm kiếm, khai thác tài liệu. Đối với giảng viên tìm kiếm khai thác tư liệu trong quá trình đọc sách là một công việc rất quan trọng, với mục đích là để lý giải, phân tích, chứng minh cho một luận điểm nào đó khi nghiên cứu và giảng dạy. Những số liệu ấy có sức thuyết phục rất lớn đối với học viên. Do đó giảng viên phải ghi chép, khai thác tài liệu, số liệu đầy đủ, chính xác để phục vụ công tác giảng dạy. Ghi chép trong khi đọc là việc làm cần thiết, vì trong khi đọc dù người đọc có tập trung tư tưởng suy nghĩ đến đâu, nhưng nếu suy nghĩ đó không được ghi chép lại thì hiệu quả đọc không cao. Việc ghi chép nhất thiết phải có quyển sổ ghi chép riêng.

Sách là tri thức kết tinh của nhân loại, không thể thiếu được trong cuộc sống hằng ngày, bởi vậy, có ai nói rằng sách giống như nó điều khiển mọi lời nói, việc làm, điều khiển mọi hoạt động, hành vi và cách cư xử của bạn. Suy nghĩ tốt sẽ giúp bạn biết cái gì nên làm và cái gì không nên làm, cái gì nên học và cái gì không nên học, cái gì nên nói và cái gì không nên nói, cái gì nên biết và cái gì không nên biết. Có những cuốn sách đọc rồi sẽ quên. Nhưng cũng có không ít quyển sách đã để lại ấn tượng khó phai, là tiền đề, mục đích, lí tưởng và là bệ phóng hướng con người tới chân – thiện – mỹ . Vì vậy, đặc thù của giảng viên Trường Chính trị không giống như các bậc giáo dục khác trong nền giáo dục quốc dân bởi vừa phải trang bị kiến thức cơ bản, vừa phải rèn luyện kỹ năng và tuyên truyền cho học viên bản lĩnh chính trị, kiên định hệ tư tưởng mà Đảng và Bác Hồ đã lựa chọn. Nếu chỉ căn cứ vào giáo trình, tài liệu học tập cùng với những kiến thức đã được trang bị trên ghế nhà trường chắc chắn bài giảng sẽ không đạt hiệu quả cao. Các tài liệu đó chỉ là cái cốt vật chất cơ bản cần thiết để giảng viên dựa vào đó mà chuẩn bị bài giảng để không mất phương hướng khi trình bày, đặc biệt là phương hướng chính trị. Giáo trình , tài liệu học tập thường trình bày nội dung cơ bản dưới hình thức chung, cô đọng, ngắn gọn. Người giảng viên phải đọc các loại sách tham khảo để tìm kiếm tư liệu minh họa cho phù hợp với từng đối tượng khác nhau, thời gian khác nhau, có như vậy bài giảng mới sinh động đưa lí luận vào thực tiễn. Mặt khác, giáo trình, tài liệu học tập lí luận chính trị có tính ổn định tương đối cao, trong một khoảng thời gian nhất định. Đồng thời các chủ trương, quan điểm của Đảng luôn luôn được bổ sung phát triển qua các Hội nghị Trung ương, nhất là tình hình và kết quả thực hiện nhiệm vụ hằng quý, năm của Tỉnh. Có thể khẳng định rằng, mức độ nông sâu của bài giảng, sức hấp dẫn đối với học viên được thể hiện qua rất nhiều khâu trong đó có việc chuẩn bị đầy đủ tài liệu tham khảo là hết sức cần thiết để bổ sung vào bài giảng của mỗi giảng viên.

Hiện nay, có quá nhiều hình thức, cách tiếp nhận thông tin hiện đại dẫn đến việc nhiều người coi thường vai trò của sách, báo, tạp chí…Sự phát triển bùng nổ của công nghệ thông tin và truyền thông đã làm cho thói quen đọc sách trở nên mai một dần. Đó là một thực tế đáng buồn. Việc thờ ơ đọc sách sẽ dẫn đến lối sống thụ hưởng, những tâm hồn khô cứng, nghèo nàn và cằn cỗi. Lạm dụng quá mức các phương tiện tiếp nhận thông tin khác dễ dẫn con người ta rơi vào trạng thái tiếp nhận thông tin thụ động. Một điều hiển nhiên ai cũng biết đó là mỗi chúng ta thích đọc truyện cười, văn thơ hay…Nhưng đối với sách tham khảo nói chung, sách kinh điển, chính trị – xã hội nói riêng vừa khó hiểu vừa khô khan, dễ đau đầu, nên nhiều người không muốn đọc. Nhưng đây là loại sách tham khảo mà bất cứ giảng viên Trường Chính trị nào cũng đều phải đọc càng đọc nhiều càng tốt. Tuy nhiên quỹ thời gian của mỗi người trong ngày có hạn, trong khi đó khối lượng công việc cũng như khối lượng sách cần đọc ngày càng nhiều. Vì vậy, mỗi giảng viên cần xây dựng cho mình một hệ thống các kênh thông tin để thường xuyên cập nhật và học tập các phương pháp đọc sách khoa học để tiết kiệm thời gian, đạt hiệu quả cao nhất.

Truyền thống hiếu học, ham đọc sách của dân tộc Việt Nam, đã được Bác Hồ kế thừa, phát huy trở thành nhu cầu, thói quen sinh hoạt hằng ngày không thể thiếu được. Bác thường đọc báo, bản tin vào ban ngày, các buổi tối sau 21 giờ thì đọc sách. Khi đọc sách chỗ nào có vấn đề cần lưu ý thì dừng lại ghi chép hoặc đánh dấu để dễ nhận biết những số liệu, thông tin cần xử lí. Đọc sách báo thấy thông tin nào hay cần ghi nhớ Bác dùng bút bi, bút chì đỏ khoanh lại, chỗ nào cần chú ý, đánh dấu gạch chéo vv…Với Người, sách báo chính là “thuốc chữa tội ngu”. Có thể thấy rằng cách đọc sách của Bác thật đơn giản, dễ làm, nhưng rất hiệu quả, khoa học mà bất cứ ai cũng có thể học được ở Bác.

Nhận thức được vị trí vai trò, tầm quan trọng của tài liệu tham khảo, tạp chí chuyên ngành, trong năm vừa qua, với sự quan tâm sâu sắc của Ban Giám hiệu,  Phòng Khoa học – Thông tin – Tư liệu đã bổ sung nguồn sách tham khảo phong phú, đa dạng phục vụ cho việc giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học. Đồng thời đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị được nâng lên rõ rệt. Như vậy, có thể thấy rằng Thư viện Nhà trường là bộ phận không thể thiếu được, với vai trò là trung tâm sinh hoạt văn hóa, khoa học, phục vụ đắc lực trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của Nhà trường, Việc phát huy vai trò của sách tham khảo bằng việc đọc sách báo thường xuyên một cách khoa học sẽ góp phần nâng cao trình độ nhận thức, kiến thức chuyên môn để mỗi giảng viên ngày càng hoàn thiện hơn, hoàn thành tốt nhiệm vụ, nâng cao chất lượng bài giảng cũng như hiệu quả quá trình dạy và học lí luận chính trị, sách là nguồn tài nguyên vô giá giúp cho con người không ngừng vươn lên, hoàn thiện bản thân./.

Nguyễn Mạnh Chiến

Phòng Khoa học – Thông tin – Tư liệu

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê website
  • Đang truy cập89
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm88
  • Hôm nay35,127
  • Tháng hiện tại443,210
  • Tổng lượt truy cập16,392,295
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây