Tuổi trẻ Trường chính trị tỉnh Thái Nguyên với văn hóa ứng xử

Thứ hai - 26/04/2021 04:19
Một con người thường được đánh giá dựa trên 2 yếu tố tri thức và đạo đức. Nếu tri thức là con thuyền thì đạo đức là bánh lái, nếu tri thức là chiến mã, thì đạo đức là dây cương. Với đạo đức, tri thức sẽ hướng thiện, bởi đạo đức là cội nguồn, là gốc rễ như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: Cũng như sông thì có nguồn mới có nước, cây phải có gốc, không gốc thì cây héo, không có đạo đức thì dù tài giỏi đến mấy cũng là người vô dụng.
Cùng với sự trưởng thành của mỗi cá nhân, nền tảng đạo đức được hình thành, phát triển từ sớm và có khuynh hướng trở thành bản chất cố định, khó thay đổi. Vì vậy, việc rèn luyện, tu dưỡng đạo đức ngay từ khi còn là một đoàn viên thanh niên là vô cùng quan trọng.
Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đoàn viên thanh niên Chi đoàn Trường Chính trị tỉnh Thái Nguyên luôn có ý thức trong việc tu dưỡng và rèn luyện đạo đức, nhất là trong cách ứng xử đúng mực, phù hợp với những chuẩn mực đạo đức nói chung và đạo đức nghề giáo nói riêng, với các mối quan hệ công tác: ứng xử với cấp trên, ứng xử với đồng nghiệp, ứng xử với học viên; ứng xử với xã hội và nhất là các vấn đề về phát ngôn trên mạng xã hội.

Một trong những nội dung về văn hóa ứng xử mà đoàn viên Chi đoàn Nhà trường chú trọng, đó là:
Thứ nhất là vấn đề văn hóa ứng xử với chính mình. Thường xuyên tu dưỡng đạo đức cách mạng, rèn luyện lối sống, tác phong chuẩn mực; đấu tranh với các tiêu cực trong học tập và công tác; tuân thủ nội quy, quy chế, quy định của Nhà trường. Có tinh thần, thái độ học tập nghiêm túc, tích cực trao đổi, thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm; chủ động, sáng tạo trong công việc.
Thứ hai là vấn đề Văn hóa ứng xử trong Nhà trường.
Đoàn viên trong Chi đoàn luôn ứng xử đúng mực giữa các mối quan hệ trong Nhà trường. 
- Ứng xử với cấp trên thể hiện sự tôn trọng và cư xử đúng mực đối với cấp trên, làm tốt công việc của mình, thể hiện được năng lực cũng như trình độ chuyên môn, làm việc có trách nhiệm, hoàn thành tốt công việc được giao, biết lắng nghe các góp ý, chỉ đạo của cấp trên để có thể hoàn thiện bản thân.
Khi thừa hành chuyên môn nghiệp vụ luôn tôn trọng địa vị của người lãnh đạo, phục tùng và chấp hành nhiệm vụ được giao, đồng thời cũng phát huy tinh thần tự chủ, có trách nhiệm đóng góp ý kiến trong hoạt động, công việc của Nhà trường, phòng, khoa mình bảo đảm cho hoạt động nhiệm vụ, công vụ đạt hiệu quả.
 - Trong giao tiếp và ứng xử với đồng nghiệp có thái độ hòa nhã, ứng xử có văn hóa, tôn trọng, bảo vệ danh dự, uy tín của đồng nghiệp; có thái độ trung thực; thẳng thắn trong tự phê bình và phê bình, kiên quyết đấu tranh với những biểu hiện sai trái, tiêu cực; không chạy theo thành tích, không bao che khuyết điểm; xây dựng mối quan hệ đồng nghiệp lành mạnh, trong sáng, có lý, có tình; hợp tác, tôn trọng giúp đỡ nhau hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao..
- Ứng xử với học viên luôn là tấm gương về đạo đức cách mạng, tác phong, tư duy, bản lĩnh chính trị; lắng nghe ý kiến của học viên để kịp thời giải quyết, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình dạy và học; có thái độ lịch sự, đúng mực khi giao tiếp; tôn trọng ý kiến của học viên; thể hiện phong cách mẫu mực của người giảng viên, nhân viên trường Đảng trên giảng đường và trong cuộc sống.
- Ứng xử với khách đến cơ quan để trao đổi về công việc luôn có thái độ thân thiện, niềm nở, tôn trọng, lịch sự và chuyên nghiệp.
- Điện thoại là vật dụng không thể thiếu trong công việc, vì vậy văn hóa sử dụng điện thoại: nghe - gọi là rất quan trọng. Khi giao tiếp, trao đổi công việc qua điện thoại, luôn xưng tên, cơ quan, đơn vị nơi công tác; trao đổi ngắn gọn, tập trung vào nội dung công việc; không ngắt điện thoại đột ngột, không nói chuyện dài dòng.
Thứ ba là vấn đề văn hóa phát ngôn trên mạng xã hội.
 Với dân số hơn 96 triệu người, chỉ xét riêng về mạng xã hội Facebook, tính đến tháng 6/2020, Việt Nam có 69.280.000 người dùng sử dụng mạng xã hội Facebook, chiếm 70,1% toàn bộ dân số; Việt Nam xếp thứ 7 trong số các quốc gia có người dùng. (Số liệu tại https://vietnamnet.vn).
Chưa bao giờ sự kết nối giữa mọi người với nhau lại trở nên dễ dàng hơn thế, nhờ có mạng xã hội. Nhưng cũng chính cái thế giới ảo ấy lại vô tình trở thành nơi mà con người ta nghiễm nhiên đặt quyền tự do ngôn luận của mình lên vị trí tối cao.
Mạng xã hội như một con dao hai lưỡi sẽ có cả mặt tích cực và tiêu cực, bây giờ trên cộng đồng mạng hay theo phong trào, tung hô sẽ tung hô theo phong trào, phê phán cũng theo phong trào. Và khi ranh giới giữa tự do ngôn luận và việc phát ngôn tùy tiện sẽ kéo theo những hậu quả khôn lường. Mạng xã hội mở ra một thế giới ảo nhưng để lại hậu quả thật. Từ thực tế đó, mọi đoàn viên trong Chi đoàn Nhà trường đã có trách nhiệm với phát ngôn của bản thân mình khi sử dụng mạng xã hội. Luôn thể hiện phù hợp, rõ ràng, đánh đúng tâm lý, cảm xúc, điều chỉnh hành vi ở trên mạng xã hội. Hình thành những thói quen, hình thành những cái suy nghĩ là bản thân mỗi đoàn viên không làm điều ảnh hướng đến người khác, không làm điều bất lợi, tiêu cực cho xã hội.
Và bản thân cũng luôn tỉnh táo, kiểm tra cẩn thận mọi nguồn tin trên mạng xã hội, để tránh các thông tin không chính xác, hay bị kích động, hoang mang vô cớ. Vâng, đúng là ứng xử trên mạng xã hội luôn xuất phát từ người sử dụng, bởi cũng như xã hội thật, chỉ có thể tạo nên một môi trường lành mạnh, an toàn nếu như mỗi người tự hình thành những thói quen tốt, chủ động giữ gìn các giá trị đạo đức.
Đoàn viên trong Chi đoàn Nhà trường luôn tuyên truyền cho bạn bè, người thân, gia đình cần nâng cao nhận thức về lợi, hại của của việc sử dụng mạng xã hội. Làm rõ các tác hại khi sử dụng quá nhiều mạng xã hội như: luôn muốn sử dụng, kiểm tra mạng xã hội, hoặc muốn tăng thời gian truy cập mạng xã hội không kiểm soát được làm mất thời gian, sức khỏe bị ảnh hưởng do cơ thể suy kiệt và rối loạn nhịp sinh học, làm suy giảm hiệu quả công việc và chất lượng cuộc sống…
Trong thời đại thông tin bùng nổ, chỉ cần một hành vi thiếu suy nghĩ, ứng xử thiếu chuẩn mực của cá nhân có thể nhanh chóng lan truyền, ảnh hưởng lớn tới uy tín, hình ảnh của bản thân và cơ quan. Văn hóa ứng xử của một đoàn viên trong Chi đoàn Trường Chính trị tỉnh Thái Nguyên có tính kế thừa và tiếp thu sáng tạo, có chọn lọc qua các giai đoạn phát triển và không ngừng được bổ sung, hoàn thiện sẽ góp phần xây dựng nền tảng văn hóa công sở văn minh, hiện đại.
Đào Thị Dung
Phòng Tổ chức, hành chính, thông tin, tư liệu

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê website
  • Đang truy cập518
  • Hôm nay61,220
  • Tháng hiện tại314,438
  • Tổng lượt truy cập20,796,831
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây