Nhằm quán triệt sâu sắc quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp về phát triển thị trường lao động linh hoạt, hiện đại, hiệu quả, bền vững và hội nhập; thực hiện phát triển thị trường lao động toàn diện, bền vững theo hướng hiện đại, hiệu quả phù hợp với đặc điểm của từng vừng, từng địa phương làm cơ sở, động lực phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh, ngày 24/4, UBND tỉnh Thái Nguyên ban hành Kế hoạch số 70/KH-UBND triển khai thực hiện Nghị quyết số 06/NQ-CP ngày 10/01/2023 của Chính phủ về phát triển thị trường lao động linh hoạt, hiện đại, hiệu quả, bền vững và hội nhập nhằm phục hồi nhanh kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh với một số nội dung chính như sau:
1. Mục tiêu tổng quát
Phát triển thị trường lao động trên địa bàn tỉnh linh hoạt, hiện đại, hiệu quả, bền vững và hội nhập góp phần phục hội và phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2025. Trong đó, các yếu tố của thị trường được phát triển đồng bộ và hiện đại; chất lượng nguồn nhân lực và hiệu quả tổ chức, vận hành thị trường lao động được nâng cao. Thị trường lao động đóng vai trò chủ động trong huy động, phân bổ và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng hiện đại.
2. Mục tiêu cụ thể
Phấn đấu đến năm 2025:
- Tỷ trọng lao động nông nghiệp trong tổng lao động xã hội dưới 25%
- Tốc độ tăng năng suất lao động xã hội bình quân hằng năm trên 6,5%
- Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 75%; trong đó: có bằng cấp, chứng chỉ đạt 32%; đào tạo lại, đào tạo thường xuyên cho khoảng 25% lực lượng lao động.
- Tỷ lệ thất nghiệp chung ở mức dưới 2%, tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị dưới 3%; tỷ lệ thất nghiệp thanh niên thành thị dưới 7%, tỷ lệ thiếu việc làm ở thanh niên nông thôn dưới 6%.
- Tỷ lệ lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia bảo hiểm xã hội đạt 45%, trong đó nông dân và lao động khu vực phi chính thức tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện chiếm khoảng 2,5% lực lượng lao động trong độ tuổi; 35% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
3. Nhiệm vụ và giải pháp
3.1. Phục hội và ổn định thị trường lao động
- Thực hiện rà soát, đánh giá nhu cầu nhân lực theo từng ngành, lĩnh vực, từng địa phương để kịp thời kết nối, cung ứng lao động. Đặc biệt là nắm bắt nhu cầu nhân lực của các nhà đầu tư nước ngoài đã có dự án hoặc đang nghiên cứu đầu tư vào tỉnh Thái Nguyên
- Đầu tư phát triển, hiện đại hóa Trung tâm Dịch vụ việc làm Thái Nguyên đáp ứng yêu cầu phát triển thị trường lao động linh hoạt, hiệu quả đóng vai trò đầu mối thông tin thị trường lao động, hỗ trợ và quản trị thị trường lao động trên địa bàn.
- Thực hiện các hoạt động cung cấp thông tin thị trường lao động, kết nối cung - cầu lao động, hỗ trợ tạo việc làm bền vững cho người lao động.
- Đẩy mạnh các hoạt động giao dịch việc làm, nâng quy mô, tần suất phiên giao dịch việc làm và các hoạt động giao dịch việc làm khác tạo thuận lợi cho người lao động, người sử dụng lao động tiếp cận thông tin, tìm kiếm cơ hội việc làm.
- Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, kịp thời, liên tục, nâng cao nhận thức của người lao động, người sử dụng lao động và các chủ thể tham gia thị trường lao động.
- Tiếp tục rà soát, tổ chức, sắp xếp lại hệ thống cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
3.2. Thúc đẩy tạo việc làm bền vững và sử dụng hiệu quả lực lượng lao động
- Tăng cường đầu tư, phát triển các ngành kinh tế tạo nhiều việc làm bền vững
- Tập trung thực hiện các giải pháp để phân luồng, nâng cao chất lượng nhân lực
- Tổ chức đào tạo, cung ứng kịp thời nhân lực cho các doanh nghiệp.
- Đầu tư phát triển hệ thống kết nối cung - cầu lao động
- Hỗ trợ phát triển mạng lưới an sinh và bảo bảo hiểm cho người lao động.
3.3. Đẩy mạnh công tác truyền thông
Hồ Sĩ Bách