Nội dung và mức chi từ ngân sách nhà nước thực hiện chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn

Thứ tư - 15/02/2023 22:10
Nội dung trên được quy định tại Thông tư số 82/2022/TT-BTC của Bộ Tài chính và có hiệu lực thi hành từ ngày 15/02/2023.
Theo Thông tư, đối tượng áp dụng là Cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan đến việc sử dụng kinh phí chi thường xuyên từ ngân sách nhà nước để thực hiện chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn theo quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định số 120/2021/NĐ-CP; Người bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn theo quy định tại Điều 90 Luật xử lý vi phạm hành chính (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 46 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính) và Điều 5 Nghị định số 120/2021/NĐ-CP.
Kinh phí thực hiện các hoạt động trong quá trình áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn được bố trí trong dự toán chi thường xuyên hàng năm của các cơ quan, đơn vị được giao chủ trì thực hiện nhiệm vụ do ngân sách địa phương đảm bảo theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành là chủ yếu hoặc nguồn kinh phí hợp pháp khác (nếu có).
Thông tư quy định 13 nội dung chi, mức chi thực hiện chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn gồm:
- Chi xác minh, thu thập tài liệu và lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn: chi văn phòng phẩm, thông tin liên lạc, cước phí bưu chính, in ấn tài liệu, mẫu biểu phục vụ cho công tác lập hồ sơ; chi công tác phí cho cán bộ đi xác minh, thu thập tài liệu để lập hồ sơ
- Chi xét nghiệm chất ma túy trong cơ thể và xác định tình trạng nghiện ma túy theo quy định của Luật Phòng chống ma túy đối với các đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 18 Nghị định số 120/2021/NĐ-CP và hướng dẫn chuyên môn của Bộ Y tế: Mức chi xét nghiệm chất ma túy trong cơ thể căn cứ vào hóa đơn chứng từ chi tiêu hợp pháp và trong phạm vi dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt; Mức chi xét nghiệm tình trạng nghiện ma túy theo giá dịch vụ y tế do cấp có thẩm quyền quyết định đối với cơ sở công lập đủ điều kiện xác định tình trạng nghiện ma túy và trong phạm vi dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Chi tổ chức cuộc họp tư vấn để xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn
- Chi chuyển giao đối tượng về nơi cư trú hoặc đến cơ sở bảo trợ xã hội gồm: Chi hỗ trợ cho đối tượng trong thời gian đi đường: Tiền ăn 70.000 đồng/ngày/người, tối đa không quá 03 ngày; tiền thuê phòng nghỉ (nếu có) theo mức quy định tại Thông tư số 40/2017/TT-BTC.
Chi tiền tàu xe hoặc thuê phương tiện vận chuyển đưa đối tượng về nơi cư trú hoặc đến cơ sở bảo trợ xã hội: Mức chi theo giá phương tiện công cộng phổ thông áp dụng tại địa phương.
Chi công tác phí cho người được giao nhiệm vụ chuyển giao đối tượng: Nội dung và mức chi theo quy định tại Thông tư số 40/2017/TT-BTC.
- Chi tổ chức quản lý đối với trường hợp người từ đủ 18 tuổi trở lên có hành vi sử dụng trái phép chất ma túy không có nơi cư trú ổn định
- Chi tổ chức giáo dục, quản lý người chưa thành niên tại cơ sở bảo trợ xã hội: Chi chăm sóc, nuôi dưỡng, hỗ trợ học văn hóa, hướng nghiệp, dạy nghề, hỗ trợ tìm việc làm của người chưa thành niên tại cơ sở bảo trợ xã hội; chi các khoản chi khác theo quy định tại Điều 4
- Chi hỗ trợ cho người được phân công trực tiếp giúp đỡ người được giáo dục theo quy định tại Điều 29 Nghị định số 120/2021/NĐ-CP: Căn cứ khả năng cân đối của ngân sách địa phương, đảm bảo không thấp hơn mức tối thiểu là 360.000 đồng/tháng/người theo quy định tại khoản 3 Điều 12 Nghị định số 120/2021/NĐ-CP.
- Chi cho công tác quản lý việc thi hành pháp luật về áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn (văn phòng phẩm, sổ sách, trang thiết bị phục vụ việc theo dõi, thống kê, lập danh sách, quản lý hồ sơ người áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn).
- Chi thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật theo các nội dung quy định tại các điểm a, b, d và đ khoản 1 Điều 31 Nghị định số 120/2021/NĐ-CP: Nội dung và mức chi theo Thông tư liên tịch số 14/2014/TTLT-BTC-BTP ngày 27 tháng 01 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở.
- Chi hỗ trợ người được giáo dục chưa có nghề hoặc có nghề nhưng không phù hợp, có nhu cầu học nghề trình độ sơ cấp và dưới 03 tháng:
- Chi tổ chức cho người được giáo dục tham gia các hoạt động công ích tại cộng đồng với hình thức phù hợp:
- Chi tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng, kiến thức, kinh nghiệm giáo dục, giúp đỡ người được giáo dục cho người được phân công giúp đỡ theo quy định tại Điều 29 Nghị định số 120/2021/NĐ-CP
-Trường hợp trên thực tế phát sinh các khoản chi đặc thù chưa được quy định tại các văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp xem xét, quyết định phù hợp với khả năng cân đối của ngân sách địa phương theo quy định tại Điều 30 Luật Ngân sách nhà nước năm 2015 và khoản 3 Điều 21 Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn Luật Ngân sách nhà nước.
Lục Thị Minh Phương

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê website
  • Đang truy cập60
  • Hôm nay15,743
  • Tháng hiện tại337,194
  • Tổng lượt truy cập19,581,520
global block tophitss
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây