Thi hành Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở năm 2022

Thứ sáu - 30/06/2023 21:10
Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở năm 2022 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV thông qua tại kỳ họp thứ 4 ngày 10/11/2022, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2023
Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở năm 2022 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV thông qua tại kỳ họp thứ 4 ngày 10/11/2022, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2023. Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở năm 2022 bao gồm 6 chương với 91 điều quy định về nội dung, cách thức thực hiện dân chủ ở cơ sở, quyền và nghĩa vụ của công dân trong thực hiện dân chủ ở cơ sở và trách nhiệm của cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân trong việc bảo đảm thực hiện dân chủ ở cơ sở.
Phạm vi thực hiện dân chủ ở cơ sở bao gồm:
- Mọi công dân thực hiện dân chủ tại xã, phường, thị trấn, tại thôn, tổ dân phố nơi mình cư trú.
- Công dân là cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thực hiện dân chủ tại cơ quan, đơn vị nơi mình công tác. Trường hợp cơ quan, đơn vị có đơn vị trực thuộc thì việc thực hiện dân chủ tại đơn vị trực thuộc của cơ quan, đơn vị do người đứng đầu cơ quan, đơn vị quyết định.
- Công dân là người lao động thực hiện dân chủ tại tổ chức có sử dụng lao động nơi mình có giao kết hợp đồng lao động. Trường hợp tổ chức có sử dụng lao động có đơn vị trực thuộc thì việc thực hiện dân chủ tại đơn vị trực thuộc thực hiện theo quy định tại điều lệ, nội quy, quy định, quy chế của tổ chức có sử dụng lao động và pháp luật có liên quan.
Đối với các nội dung Quy định cụ thể quyền và nghĩa vụ của công dân, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong thực hiện dân chủ ở cơ sở; quyền kiểm tra, giám sát, kiến nghị, phản ánh, khiếu nại, tố cáo, khởi kiện đối với các quyết định, hành vi vi phạm pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở; quyền thụ hưởng của công dân về thành quả phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và nghĩa vụ kịp thời phản ánh, kiến nghị, báo cáo cơ quan có thẩm quyền khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở; Quy định phạm vi thực hiện dân chủ đối với từng loại hình cơ sở; Quy định hình thức chế tài xử lý vi phạm đối với từng nhóm chủ thể và hành vi vi phạm, đây là những điểm mới của Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022 so với các quy định trước đó.
Bên cạnh đó, Luật quy định rõ các biện pháp bảo đảm thực hiện dân chủ ở cơ sở, các hành vi nghiêm cấm và xử lý vi phạm pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở tại các Điều 8, Điều 9, Điều 10 của Luật.
Đối với việc thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn được quy định chi tiết tại Chương II của Luật với 4 mục và 35 Điều gồm các nội dung:
- Mục 1. Công khai thông tin ở xã, phường, thị trấn (từ Điều 11 đến Điều 14)
- Mục 2. Nhân dân bàn và quyết định (từ Điều 15 đến Điều 24)
- Mục 3. Nhân dân tham gia ý kiến (từ Điều 25 đến Điều 29)
- Mục 4. Nhân dân kiểm tra, giám sát (từ Điều 30 đến Điều 45) gồm 3 tiểu mục:
+ Tiểu mục 1 quy định Nội dung kiểm tra, giám sát (từ Điều 30 đến Điều 35)
+ Tiểu mục 2 quy định  Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn (từ Điều 36 đến Điều 40)
+ Tiểu mục 3 quy định Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng (từ Điều 41 đến Điều 45)
Đối với việc thực hiện dân chủ ở cơ quan, đơn vị được cụ thể hóa tại Chương III của Luật với 4 mục và 18 Điều gồm các nội dung sau:
- Mục 1. Công khai thông tin ở cơ quan, đơn vị (từ Điều 46 đến Điều 48)
- Mục 2. Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động bàn và quyết định (từ Điều 49 đến Điều 52)
- Mục 3. Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tham gia ý kiến (từ Điều 53 đến Điều 55)
- Mục 4. Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động kiểm tra, giám sát (từ Điều 56 đến Điều 63) gồm các tiểu mục:
+ Tiểu mục 1 quy định nội dung, hình thức kiểm tra, giám sát (từ Điều 56 đến Điều 59)
+ Tiểu mục 2 quy định Ban Thanh tra nhân dân ở cơ quan, đơn vị (từ Điều 60 đến Điều 63)
Đối với việc thực hiện dân chủ ở tổ chức có sử dụng lao động được cụ thể hóa tại Chương IV của Luật với 2 mục và 19 Điều gồm các nội dung sau:
- Mục 1. Thực hiện dân chủ ở doanh nghiệp nhà nước (từ Điều 64 đến Điều 48)
+ Tiểu mục 1 quy định Công khai thông tin ở doanh nghiệp nhà nước (từ Điều 64 đến Điều 66)
+ Tiểu mục 2 quy định nội dung Người lao động ở doanh nghiệp nhà  nước và và quyết định (từ Điều 67 đến Điều 70)
+ Tiểu mục 3 về Người lao động ở doanh nghiệp nhà nước tham gia ý kiến (từ Điều 71 đến Điều 74)
+ Tiểu mục 4 quy định về Người lao động ở doanh nghiệp nhà nước kiểm tra, giám sát (từ Điều 75 đến Điều 81)
- Mục 2. Thực hiện dân chủ ở doanh nghiệp, tổ chức khác có thuê mướn sử dụng lao động theo hợp đồng lao động thuộc diện khu vực ngoài nhà nước (Điều 82)
Chương V quy định tổ chức thực hiện pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở quy định trách nhiệm của Chính phủ, Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; của các cơ quan khác trong bộ máy nhà nước; của UBND cấp tỉnh và UBND cấp huyện; của HĐND, UBND cấp xã; của Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp; của Công đoàn Việt Nam các cấp; của các tổ chức chính trị - xã hội khác tại các Điều từ Điều 83 đến Điều 89 của Luật này.
Đối với hiệu lực thi hành; áp dụng pháp luật và quy định chuyển tiếp được quy định tại Điều 90, Điều 91 của Luật.
Việc ban hành Luật Thực hiện Dân chủ cơ sở 2022 đã bãi bỏ hoàn toàn Pháp lệnh số 34/2007/PL-UBTVQH11 ngày 20 tháng 4 năm 2007 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn và Nghị quyết số 55/1998/NQ-UBTVQH10 ngày 30 tháng 8 năm 1998 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc ban hành quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan; Luật có hiệu lực bắt đầu từ ngày 01/7/2023.
 Lục Thị Minh Phương






 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê website
  • Đang truy cập120
  • Hôm nay29,583
  • Tháng hiện tại120,496
  • Tổng lượt truy cập17,084,829
global block tophitss
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây