Sau đây là một số nội dung quan trọng của Nghị quyết 18 về đất đai:
Về quan điểm
- Đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước là đại diện Chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Nhà nước thực hiện Quyền của chủ sở hữu thông qua việc quyết định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất; công nhậnquyền sử dụng đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng và quy định thời hạn sử dụng đất; quyết định giá đất, quyết định chính sách điều tiết phần giá trị tăng thêm từ đất... không phải do người sử dụng đất tạo ra.
- Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào các mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội... vì lợi ích quốc gia, công cộng... theo quy định của pháp luật; bảo đảm công bằng, công khai, minh bạch, đề cao trách nhiệm giải trình.
- Quyền sử dụng đất là một loại tài sản và hàng hoá đặc biệt nhưng không phải là quyền sở hữu. Quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất được pháp luật bảo hộ. Người sử dụng đất có quyền và nghĩa vụ sử dụng đất theo quy định của pháp luật.
- Nhà nước không thừa nhận việc đòi lại đất đã được Nhà nước giao cho người khác sử dụng trong quá trình thực hiện chính sách, pháp luật về đất đai.
- Không điều chỉnh lại đất nông nghiệp đã giao cho hộ gia đình, cá nhân. Kịp thời có chính sách phù hợp để đất nông nghiệp được khai thác, sử dụng với hiệu quả cao nhất.
Về mục tiêu tổng quát
Hoàn thiện thể chế, chính sách về
quản lý và sử dụng đấtđồng bộ và phù hợp với thể chế phát triển nền kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa.
Về mục tiêu cụ thể
- Đến năm 2023: phải hoàn thành sửa đổi Luật Đất đai năm 2013 và một số luật liên quan; bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất.
- Đến năm 2025: giải quyết cơ bản những tồn tại, vướng mắc... có liên quan đến quản lý và sử dụng đất.
- Đến năm 2030: Hệ thống pháp luật về đất đai cơ bản được hoàn thiện đồng bộ, thống nhất, phù hợp với thể chế phát triển nền kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa.
Khắc phục bằng được tình trạng sử dụng đất lãng phí, để đất hoang hoá, ô nhiễm, suy thoái; và những tồn tại, vướng mắc về quản lý và sử dụng đất do lịch sử để lại.
Nghị quyết 18 TW 5 khóa 13 đã nêu rất rõ ràng nhiệm vụ và giải pháp để thực hiện các mục tiêu nêu trên. Trong đó có những nội dung quan trọng liên quan đến hoàn thiện thể chế, chính sách quản lý và sử dụng đất
Về hoàn thiện các quy định về giao đất, cho thuê đất,
chuyển mục đích sử dụng đất
- Thực hiện việc giao đất, cho thuê đất chủ yếu thông qua đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất. Hạn chế và quy định chặt chẽ các trường hợp giao đất, cho thuê đất không thông qua đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất; bảo đảm công khai, minh bạch.
- Tăng cường công tác quản lý, kiểm soát chặt chẽ việc chuyển mục đích sử dụng đất, đặc biệt là đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên, đất của các doanh nghiệp nhà nước thoái vốn, cổ phần hoá và các loại đất được sử dụng đa mục đích
- Việc thu hồi đất phải tuân thủ Hiến pháp và pháp luật; chỉ được thực hiện sau khi phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được phê duyệt.
- Việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư phải đi trước 1 bước; bảo đảm công khai, minh bạch, hài hoà lợi ích của Nhà nước, người có đất bị thu hồi và nhà đầu tư theo quy định của Hiến pháp và pháp luật
- Quy định cụ thể hơn về thẩm quyền, mục đích, phạm vi thu hồi đất; điều kiện, tiêu chí cụ thể việc: Nhà nước thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng. Kiên quyết thu hồi đất của tổ chức, cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp sử dụng đất không đúng mục đích; nhất là tại các vị trí có lợi thế, khả năng sinh lợi cao; ngăn chặn thất thoát vốn, tài sản nhà nước.
Về hoàn thiện cơ chế xác định giá đất
- Bỏ khung giá đất. Có cơ chế, phương pháp xác định giá đất theo nguyên tắc thị trường, quy định chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm của cơ quan có nhiệm vụ xác định giá đất.
- Công khai giá đất, bắt buộc giao dịch qua các sàn giao dịch, thanh toán qua ngân hàng, không dùng tiền mặt; xử lý nghiêm các vi phạm...
Về hoàn thiện cơ chế, chính sách tài chính về đất đai
- Quy định mức thuế cao hơn đối với người sử dụng nhiều diện tích đất, nhiều nhà ở, đầu cơ đất, chậm sử dụng đất, bỏ đất hoang.
- Hoàn thiện cơ sở pháp lý và tăng cường thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt trong giao dịch bất động sản. Có cơ chế bảo đảm thị trường bất động sản phát triển lành mạnh, an toàn, bền vững; kiểm soát chặt chẽ, khắc phục tình trạng đầu cơ đất đai.
- Tăng cường kiểm soát quyền lực, thường xuyên kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán việc quản lý, sử dụng đất đai, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật về đất đai; siết chặt kỷ luật, kỷ cương, phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong lĩnh vực đất đai.
Nguyễn Thị Giang