Nhìn lại 5 năm thực hiện Quyết định số 705/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ở Trường Chính trị tỉnh Thái Nguyên

Thứ sáu - 22/12/2023 22:42
Ngày 07/6/2019, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 705/QĐ-TTg phê duyệt Đề án sắp xếp, tổ chức lại các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức thuộc các cơ quan trong hệ thống chính trị đến năm 2030.

Sau khi Quyết định số 705/QĐ-TTg được ban hành, Trường Chính trị tỉnh đã quán triệt sâu sắc trong đội ngũ viên chức về sự cần thiết, mục tiêu, ý nghĩa, yêu cầu của việc sắp xếp, tổ chức lại và đổi mới hoạt động của nhà trường là để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng và phát huy tính  tích cực, chủ động của viên chức trong quá trình tham gia kiện toàn tổ chức, bộ máy. Kết quả sắp xếp, tổ chức lại tổ chức bộ máy cụ thể như sau:
          Về kiện toàn tổ chức lại bộ máy
Tổ chức bộ máy của Nhà trường đã được sắp xếp  theo hướng tinh gọn cơ cấu hợp lý; hoạt động hiệu quả; đội ngũ viên chức (nhất là đội ngũ giảng viên) chuyên nghiệp, trách nhiệm, năng động, hiệu quả, không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng.
Thực hiện Quy định số 09-QĐi/TW ngày 13/11/2018 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của trường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Quyết định số 2361-QĐ/TU ngày 01/02/2019 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thái Nguyên về việc sắp xếp tổ chức bộ máy Trường Chính trị tỉnh Thái Nguyên, từ ngày 01/4/2019 tổ chức bộ máy và biên chế của Nhà trường đã được sắp xếp theo hướng tinh gọn giảm 01 Phó Hiệu trưởng, giảm từ 7 đầu mối xuống còn 5 đầu mối: Ban Giám hiệu Nhà trường gồm có 03 đồng chí (Hiệu trưởng và 02 Phó Hiệu trưởng). Trường có 3 khoa (khoa Lý luận cơ sở, khoa Xây dựng Đảng, khoa Nhà nước và pháp luật) và 2 phòng (phòng Tổ chức, hành chính, thông tin, tư liệu và phòng Quản lý đào tạo và nghiên cứu khoa học).
Tổng số cán bộ, viên chức của Trường sau khi sắp xếp là 44 người, trong đó: Nam 16 đồng chí (36,4%), nữ 29 đồng chí (63,6%). Tỷ lệ giảng viên trong tổng số cán bộ viên chức: 34 đồng chí (77,2%), trong đó giảng viên: 18 đồng chí (52,9%); giảng viên chính 15 đồng chí (44,1%); chuyên viên cao cấp 01 đồng chí (3%). Trình độ chuyên môn: Tiến sĩ: 02 đồng chí (4,5%); thạc sĩ: 29 đồng chí (65,9%); đại học: 8 đồng chí (182%); trung cấp, cao đẳng: 02 đồng chí (4,5%). Trình độ lý luận chính trị: Cao cấp và tương đương: 30 đồng chí  (68,2%); trung cấp: 8 đồng chí (18,2%), sơ cấp 6 đồng chí (13,6%).
Về đổi mới cơ chế hoạt động:
Nhà trường chủ động phối hợp với các địa phương, đơn vị trong tỉnh nghiên cứu, đánh giá, xác định nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng tổng thể hằng năm làm căn cứ xây dựng và đề nghị Tỉnh ủy phê duyệt Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng
Đổi mới việc xây dựng nội dung, chương trình bồi dưỡng: Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ Nhà trường xây dựng các chương trình, nội dung bồi dưỡng theo hướng cập nhật, có tính thực tiễn, cân đối giữa lý thuyết và thực tiễn, gắn kết với thực tiễn công việc của người học đang đảm nhận và những công việc dự kiến đảm nhận.
Đổi mới phương pháp đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ theo phương pháp dạy học tích cực, lấy người học làm trung tâm; gắn chặt với thực tiễn, vận dụng lý thuyết để giải quyết những vấn đề thực tế đang đặt ra; phương pháp xử lý các tình huống điển hình.
Nâng cao năng lực và trách nhiệm của đội ngũ giảng viên, xây dựng đội ngũ giảng viên thỉnh giảng gồm các chuyên gia, cán bộ lãnh đạo, quản lý có kinh nghiệm.  Khuyến khích giảng viên tự học tập nâng cao trình độ và năng lực giảng dạy đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của thời kỳ hội nhập.
Về thực hiện cơ chế tự chủ:
Nhà trường thực hiện đúng quy định của Luật Ngân sách nhà nước trong xây dựng và thực hiện dự toán sát thực, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của Nhà trường. Thực hiện Nghị định số 60/2021/NĐ-CP của Chính phủ về Quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập, Nhà trường đang thực hiện mức tự chủ 2,98%.
Về đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại phục vụ đào tạo, bồi dưỡng
Cơ sở vật chất của Nhà trường về cơ bản bảo đảm các điều kiện dạy và học có chất lượng; sử dụng, khai thác có hiệu quả cơ sở, vật chất sau khi tổ chức, sắp xếp lại về tổ chức, bộ máy. Tổng diện tích đất của Trường là 11.120,8m2; tổng diện tích sử dụng là 16.880m2
Qua 5 năm thực hiện Quyết định số 705/QĐ-TTg  có thể khẳng định: việc tổ chức sắp xếp đã mang lại hiệu quả rõ rệt, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng, nghiên cứu khoa học của Nhà trường.

Trong giai đoạn tiếp theo, tiếp tục thực hiện Quyết định số 705/QĐ-TTg ngày 07/6/2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án sắp xếp, tổ chức lại các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức thuộc các cơ quan trong hệ thống chính trị đến năm 2030, Nhà trường tập trung vào các giải pháp cơ bản sau:

Một là,  tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cán bộ, giảng viên nhà trường  trong việc sắp xếp, tổ chức lại các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng, về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, nhân sự và tự chủ một phần chi thường xuyên.
Hai là, thực hiện nghiêm Quy định số 09-QĐi/TW ngày 13/11/2018 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của trường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Quyết định số 2361-QĐ/TU ngày 01/02/2019 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thái Nguyên về việc sắp xếp tổ chức bộ máy Trường Chính trị tỉnh Thái Nguyên. Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Quy định số 11-QĐ/TW, ngày 19/5/2021 của Ban Bí thư Trung ương và Đề án số 11-ĐA/TU ngày 21/12/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về xây dựng Trường Chính trị tỉnh Thái Nguyên đạt chuẩn.
 - Ba là, coi trọng công tác bổ nhiệm, điều động, đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá, khen thưởng, kỷ luật viên chức đáp ứng yêu cầu xây dựng đội ngũ viên chức Nhà trường đảm bảo điều kiện chức danh nghề nghiệp, vị trí việc làm theo quy định của Đảng và Nhà nước. Thực hiện nghiêm quy định văn hóa trường Đảng.
- Bốn là, nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên theo hướng xây dựng trường chuẩn mức 1 vào năm 2024 (giảng viên chiếm 75%  tổng số viên chức, 90% giảng viên có trình độ thạc sĩ trở lên, giảng viên sau 7 năm giảng dạy có trình độ cao cấp lý luận chính trị hoặc tương đương, 60% giảng viên giữ ngạch giảng viên chính, 80% giảng viên được bồi dưỡng kiến thức kinh điển Mác – Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh) và chuẩn mức 2 vào năm 2029 (giảng viên chiếm ít nhất 80%  tổng số viên chức, 100% giảng viên có trình độ thạc sĩ trở lên, giảng viên sau 7 năm giảng dạy có trình độ cao cấp lý luận chính trị hoặc tương đương, giảng viên giữ ngạch giảng viên chính chiếm từ 80%)
- Năm là, tăng cường nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn trong đào tạo, bồi dưỡng. Chủ động trong xác định nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng, thường xuyên đổi mới nội dung, chương trình bồi dưỡng theo hướng gắn lý luận với thực tiễn, tăng cường bồi dưỡng kỹ năng.
- Sáu là, tăng cường xây dựng cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật phục vụ cho việc dạy, học và nghiên cứu, đáp ứng yêu cầu đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp giảng dạy, nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng, nghiên cứu khoa học, tổng kết thực tiễn. Đảm bảo về cơ bản diện tích phòng học, thư viện, nhà đa năng, nhà ăn, ký túc xá, nhà làm việc, phòng truyền thống, hội trường, khuôn viên...
- Bảy là, thực hiện tốt công tác lập kế hoạch tài chính, phân bổ, sử dụng và quản lý tài chính theo quy định pháp luật, đảm bảo công khai, minh bạch, hiệu quả, thực hiện cơ chế tự chủ tài chính theo lộ trình chỉ đạo của Trung ương và của tỉnh.
Nguyễn Thị Hồng Mây

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê website
  • Đang truy cập108
  • Hôm nay29,464
  • Tháng hiện tại282,227
  • Tổng lượt truy cập17,246,560
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây