Tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất đai trong bồi thường giải phóng mặt bằng Khu công nghiệp Sông Công 2, xã Tân Quang, thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên

Thứ năm - 16/11/2023 02:09
Theo quy hoạch chi tiết được UBND tỉnh Thái Nguyên phê duyệt tại Quyết định số 3293/QĐ-UBND ngày 06/12/2016, Khu công nghiệp Sông Công 2 có diện tích theo quy hoạch là 249,52 ha, trong đó diện tích đất công nghiệp là 167,4 ha (chiếm tỷ lệ 67,09%), có vị trí quy hoạch thuộc xã Tân Quang, thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên. Ngày 23/03/2017, Khu công nghiệp Sông Công 2 được phê duyệt chủ trương đầu tư theo Quyết định số 353/QĐ-TTg cho Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Thái Nguyên làm chủ đầu tư với số vốn đầu tư hơn 1.757 tỷ đồng, thời gian thực hiện đầu tư xây dựng là 4 năm, từ năm 2017 đến năm 2020. Ngày 29/01/2021, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt bổ sung KCN Sông Công 2 giai đoạn 2 với diện tích 300 ha vào quy hoạch các khu công nghiệp tỉnh Thái Nguyên. Hiện nay, KCN Sông Công 2 - giai đoạn 2 đang trong quá trình hoàn thiện quy hoạch chi tiết để phù hợp với điều kiện xã hội hiện tại trong khu vực. 

1. Thực trạng công tác quản lý nhà nước về đất đai trong bồi thường giải phóng mặt bằng Khu công nghiệp Sông Công 2
Khu công nghiệp Sông Công 2 là khu công nghiệp đa ngành trong đó tập trung thu hút các ngành gia công cơ khí; xử lý và tráng phủ kim loại (có một phần công đoạn xi mạ); đúc kim loại; sản xuất các cấu kiện kim loại; sản xuất và lắp đặt máy móc, thiết bị, ô tô và xe có động cơ khác; sản xuất hàng điện tử, sản phẩm điện tử, thiết bị điện; ngành dệt may (không có nhuộm); sản xuất ván gỗ MDF, gỗ công nghiệp, sản xuất các sản phẩm bằng kim loại; Sản xuất thuốc, dược phẩm, hóa chất và sản phẩm hóa chất, thiết bị, dụng cụ y tế; Vật liệu xây dựng; Bao bì và các ngành hỗ trợ khác... Ngay từ khi ra đời, KCN Sông Công 2 đã được tỉnh Thái Nguyên chú trọng quan tâm nhằm mục đích từng bước tăng mạnh, sâu xa chất lượng hấp dẫn góp vốn đầu tư, hướng đến mục tiêu đưa Thái Nguyên trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng tân tiến. Hiện nay, mặc dù cơ sở hạ tầng của KCN chưa hoàn thành xong 100%, tuy nhiên rất nhiều diện tích đã được các chủ đầu tư đăng ký. Trong 16 dự án có 09 dự án FDI, 07 dự án DDI, tổng số vốn đăng ký 1,3 tỷ USD và 750 tỷ đồng, mật độ bù lấp đầy đạt 100%. Các dự án tập trung đa số vào các nghành nghề chế tạo như cơ khí, sản xuất, lắp ráp ôtô; sản phẩm hàng điện tử… Theo dự báo, khi bù lấp đầy và đi vào hoạt động, KCN Sông Công 2 sẽ thu hút vốn góp đầu tư quy đổi gần 1.5 tỷ USD, tạo công việc mới cho khoảng tầm 30.000 lao động, nộp túi tiền Chính phủ khoảng tầm 1.000 tỷ đồng/năm.
Vì vậy, để đảm bảo đúng tiến độ, trong thời gian qua công tác quản lý nhà nước về đất đai trong bồi thường giải phóng mặt bằng Khu công nghiệp Sông Công 2 luôn được quan tâm, chú trọng. Bên cạnh làm tốt công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất đã được các cấp chính quyền của thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên quan tâm chỉ đạo và đã có nhiều tiến bộ, phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư gắn với việc vận dụng phù hợp các cơ chế chính sách về đất đai nhằm góp phần đảm bảo quyền lợi của người dân, từng bước ổn định chỗ ở, đời sống, chuyển đổi ngành nghề, tạo được nhiều việc làm cho người có đất bị thu hồi, đặc biệt đối với những người trực tiếp sản xuất nông nghiệp; từng bước giải quyết hài hòa lợi ích của Nhà nước, của người có đất bị thu hồi, của nhà đầu tư, góp phần giữ vững ổn định chính trị - xã hội, thúc đẩy phát triển kinh tế của địa phương, thu hút các nhà đầu tư, khơi thông nguồn vốn đầu tư phát triển. Tạo ra quỹ đất sạch phục vụ việc triển khai xây dựng các công trình, dự án trong địa bàn KCN. Cụ thể là:
Năm 2018, dự án đã triển khai được 40 ha, chi trả bồi thường giải phóng mặt bằng (GPMB) với số tiền 153.592.573 tỷ đồng, số hộ dân bị thu hồi đất là 162 hộ, số hộ phải di chuyển đến nơi ở mới là 50 hộ. Đã hoàn thiện hồ sơ giao đất được 30 ha để thực hiện xây dựng cơ sở hạ tầng và cho thuê đất của KCN. Phối hợp với các cơ quan của thành phố Sông công đã vận động bàn giao mặt bằng được gần 100 hộ có đất ở và đất nông nghiệp, đảm bảo tiến độ về mặt bằng cho đơn vị triển khai thi công.
Năm 2019, dự án đã triển khai được 100 ha, chi trả bồi thường GPMB với số tiền 436.793.816 tỷ đồng, số hộ dân bị thu hồi đất là 642 hộ, số hộ phải di chuyển đến nơi ở mới là 257 hộ.
Năm 2020 - 2021, dự án đã triển khai được 80 ha, chi trả bồi thường GPMB với số tiền 338.750.268 tỷ đồng, số hộ dân bị thu hồi đất là 377 hộ, số hộ phải di chuyển đến nơi ở mới là 180 hộ. Trong năm 2020, 2021 KCN đã được UBND tỉnh ra quyết định giao đất cho chủ đầu tư để xây dựng cơ sở hạ tầng KCN theo các quyết định như: Quyết định số 3341/QĐ-UBND ngày 19/10/2020, với diện tích bằng 216,728,9m2 trong quy hoạch và 236,1m2 ngoài quy hoạch; Quyết định số 2983/QĐ- UBND ngày 20/9/2021 với diện tích bằng 1.366,373,1m2. Đang tiếp tục hoàn thiện hồ sơ giao đất trình UBND tỉnh ra quyết định với diện tích khoảng 55,723,1m2.
Thực tiễn triển khai công tác bồi thường GPMB thu hồi đất tại KCN Sông Công 2 tại xã Tân Quang, thành phố Sông Công trong những năm qua gặp không ít khó khăn, phức tạp. Trong quá trình thực hiện dự án, UBND thành phố đã chỉ đạo phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố Sông Công phối hợp với Trung tâm Phát triển Quỹ đất thành phố Sông Công tham mưu giải quyết và trả lời đơn kiến nghị liên quan đến việc giải phóng mặt bằng, hỗ trợ tái định cư tại xã Tân Quang, thành phố Sông Công. Tính từ ngày 01/7/2018 hết năm 2021, tổng số vụ việc là 137 vụ, trong đó: Liên quan đến thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư là 90 vụ; liên quan đến giá đất là 23 vụ; liên quan đến cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là 24 vụ; nội dung khác khoảng 80 vụ.
 Tuy nhiên, hiện nay do các quy định về quản lý đất đai và bồi thường giải phóng mặt bằng còn nhiều nội dung chưa được quy định cụ thể, một số trường hợp trong thực tế chưa có quy định nên ảnh hưởng đến công tác quản lý và giải quyết vướng mắc. Công tác điều tra, đo đạc, đánh giá, phân loại đất và lập bản đồ địa chính trên địa bàn còn nhiều hạn chế. Công tác quản lý kế hoạch sử dụng đất trong KCN  còn nhiều bất cập như: chưa quy hoạch đồng bộ, kế hoạch sử dụng đất chưa rõ ràng, thay đổi liên tục. Chính sách tái định cư trên địa bàn vẫn còn nhiều điểm chưa hợp lý, chưa giải quyết được những vấn đề mang tính xã hội. Công tác tái định cư, đào tạo, tìm kiếm việc làm còn chậm. Việc xác định nguồn gốc đất và cơ chế chính sách hỗ trợ về đất là một trong những hạn chế lớn nhất khi tổ chức thực hiện chính sách hỗ trợ.
1. Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về đất đai trong bồi thường giải phóng mặt bằng Khu công nghiệp Sông Công 2

Thứ nhất, xác định công tác quản lý nhà nước về đất đai trong GPMB là việc làm khó, phức tạp ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của người dân và tiềm ẩn nguy cơ gây mất an ninh, trật tự tại địa bàn. Vì vậy, trong công tác chỉ đạo thực hiện phải có tính quyết liệt, nhất quán, đồng bộ, kịp thời với sự phân công, phân cấp cụ thể, rõ ràng, đúng người, đúng việc; cùng với đó là sự tham gia của cả hệ thống chính trị và coi đây là nhiệm vụ chính trị trọng tâm của địa phương. Phát huy vai trò lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng, sự quản lý điều hành của chính quyền, sự vào cuộc của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị- xã hội nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai một cách đồng bộ, nhất quán, kịp thời, nhất là trong công tác tuyên truyền vận động nhân dân. Tăng cường trách nhiệm của chính quyền; trách nhiệm của người đứng đầu cấp uỷ, chính quyền địa phương; tích cực cải cách thủ tục hành chính, đảm bảo dân chủ, công khai, minh bạch. Quan tâm đến công tác chuyển đổi nghề, giải quyết việc làm cho người lao động trong diện phải thu hồi đất.
Thứ hai, UBND thành phố Sông Công thành lập tổ công tác do lãnh đạo UBND thành phố làm tổ trưởng cùng các thành viên là lãnh đạo và cán bộ chuyên môn của các phòng ban. Quá trình thực hiện, tổ công tác phải nắm chắc tình hình ở địa bàn, tổng hợp và thường xuyên báo cáo về thành phố, nhất là về tiến độ thực hiện dự án, những khó khăn, vướng mắc, vấn đề phát sinh… để Thường trực thành phố và UBND thành phố kịp thời có những giải pháp giải quyết. Bên cạnh đó, Thường trực thành phố, UBND thành phố, Hội đồng GPMB thành phố dành nhiều thời gian xuống các xóm để nắm bắt tình hình, trực tiếp gặp ngỡ, lắng nghe ý kiến của nhân dân, đối thoại hàng trăm lượt với người dân nhằm giải quyết kịp thời, thấu tình, đạt lý các kiến nghị của người dân bị thu hồi đất như quyền lợi của chính bản thân mình thì sẽ nhận được sự đồng tình, ủng hộ của người dân trong vùng dự án.
          Thứ ba, tích cực tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Công tác tuyên truyền vận động nhân dân là nhiệm vụ trọng tâm, với phương châm kiên quyết, kiên trì, bền bỉ, liên tục và xuyên suốt trong quá trình thực hiện; tăng cường đoàn kết, phát huy dân chủ, quan tâm đảm bảo lợi ích chính đáng của nhân dân, đi đôi với nâng cao ý thức trách nhiệm, tạo sự đồng thuận cao của người dân đối với công tác GPMB.
          Thứ tư, để tạo lòng tin của nhân dân trong việc thực hiện thu hồi đất, bồi thường, GPMB, cần tăng cường kiểm tra, rà soát và xử lý nghiêm các vi phạm. Đồng thời, giải quyết thoả đáng, kịp thời các trường hợp khiếu nại, tố cáo để đảm bảo an ninh, trật tự an toàn xã hội. Bên cạnh đó, ngăn chặn kịp thời các trường hợp lấn chiếm đất đai, xây dựng, tạo lập trái phép tài sản trên đất nhằm mục đích trục lợi khi nhà nước thu hồi đất; thực hiện nghiêm việc cưỡng chế, kiểm đếm, cưỡng chế thu hồi đất và bảo vệ thi công đối với các trường hợp cố tình chống đối, không chấp hành quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Hứa Thị Minh Hồng

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê website
  • Đang truy cập32
  • Hôm nay18,303
  • Tháng hiện tại72,614
  • Tổng lượt truy cập21,830,495
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây