Phát triển kinh tế - xã hội năm 2024 góp phần xây dựng tỉnh Thái Nguyên bình yên, hạnh phúc, sung túc, thân thiện

Thứ tư - 08/11/2023 20:25
Năm 2023, tình hình thế giới tiếp tục biến động nhanh, phức tạp, khó lường; khó khăn, thách thức nhiều hơn thuận lợi, cơ hội. Cạnh tranh chiến lược ngày càng gay gắt; các cuộc xung đột Nga - Ưkraina, Israel - Hamas diễn biến phức tạp, tác động tới quá trình phục hồi kinh tế của thế giới.
(Nguồn: daibieunhandan.vn)

Lạm phát tuy đã giảm nhưng vẫn còn giữ ở mức cao dẫn đến nhiều nền kinh tế lớn duy trì chính sách tiền tệ thắt chặt làm thương mại, tiêu dùng và đầu tư toàn cầu tiếp tục sụt giảm; hàng rào bảo hộ, phòng vệ thương mại gia tăng,... tác động đến xuất khẩu của nhiều quốc gia. Các mô hình kinh tế xanh, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn,... tiếp tục được nhiều quốc gia lựa chọn, đây vừa là cơ hội đồng thời cũng là thách thức đối với các quốc gia trong việc thực hiện chính sách phát triển.
Ở trong nước, tình hình chính trị - xã hội và kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiếm soát, các cân đối lớn của nền kinh tế được bảo đảm. Tuy nhiên, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội tiếp tục còn nhiều khó khăn. Nền kinh tế nước ta vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức từ những diễn biến mới, yếu tố bất lợi bên ngoài và hạn chế, bất cập nội tại kéo dài nhiều năm.
Trong bối cảnh tình hình thế giới và trong nước còn nhiều khó khăn, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Thái Nguyên đã quyết liệt lãnh đạo, chỉ đạo các sở, ban, ngành địa phương triển khai đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đề ra; tổ chức nhiều cuộc họp, làm việc, kiếm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trên nhiều ngành, lĩnh vực. Với sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, sự đồng lòng, tham gia tích cực của người dân, cộng đồng doanh nghiệp, tỉnh Thái Nguyên đã vượt qua nhiều khó khăn, thách thức đạt được những kết quả đáng ghi nhận về phát triến kinh tế - xã hội năm 2023.
Một số chỉ tiêu chủ yếu đạt và vượt kế hoạch như: Thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh ước đạt 20.000 tỷ đồng, tốc độ tăng giá trị sản xuất ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản, tỷ lệ lao động qua đào tạo, giảm tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn mới), số đơn vị cấp huyện hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới, tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia, tỷ lệ số xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế (theo Bộ tiêu chí mới) đạt và vượt kế hoạch đề ra. Tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) năm 2023 ước tăng 5,56%; trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 4,03%, đóng góp 0,38 điểm phần trăm vào tốc độ tăng chung; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 5,03%, đóng góp 3,28 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ tăng 8%, đóng góp 1,76 điểm phần trăm; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 4%, đóng góp 0,14 điểm phần trăm vào tốc độ tăng trưởng chung. Mặc dù chỉ tiêu GRDP thấp hơn mục tiêu kế hoạch nhưng so với tình hình chung của cả nước đây là con số tích cực, là kết quả đáng ghi nhận cho quyết tâm vượt qua mọi khó khăn, rào cản để phát triển kinh tế của tỉnh Thái Nguyên ngay từ những tháng đầu năm 2023. Cơ cấu kinh tế tiếp tục xu hướng chuyển dịch theo hướng tích cực; tổng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ tiếp tục gia tăng; giảm tỷ trọng nông lâm thủy sản. Trong đó, cơ cấu khu vực công nghiệp - xây dựng chiếm 58,3%; khu vực dịch vụ và thuế sản phẩm chiếm 31,8%; khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 9,9%. GRDP bình quân đâu người ước đạt 113 triệu đông (tương đương 4.723 USD/người/năm), bằng 98,2% kế hoạch, tăng 5,6% (tương đương tăng 6 triệu đồng/người/năm) so với năm 2022. Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2023 (theo giá so sánh năm 2022) ước đạt 972,7 nghìn tỷ đồng, tăng 5,13% so với cùng kỳ. Trong đó công nghiệp địa phương đạt 44,6 nghìn tỷ đồng, tăng 8,5% so với cùng kỳ.
Chương trình xây dựng nông thôn mới tiếp tục được cấp ủy, chính quyền quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện. Các ngành chức năng và huyện Định Hóa, huyện Đại Từ đã chủ động tích cực thực hiện các nhiệm vụ xây dựng huyện đạt chuẩn nông thôn mới năm 2023. Ước thực hiện năm 2023 tỉnh Thái Nguyên có thêm 10 xã đạt chuẩn nông thôn mới, thấp hơn 01 xã so với kế hoạch. 15 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, vượt 03 xã so với kế hoạch; 05 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu, vượt 01 xã so với kế hoạch; 02 huyện đạt chuẩn nông thôn mới (huyện Định Hóa và huyện Đại Từ), vượt 01 huyện so với kế hoạch; nâng tổng số xã đạt chuẩn nông thôn mới lên 118/126 xã (đạt tỷ lệ 93,65%), 6/9 huyện, thành phố đạt nông thôn mới (đạt tỷ lệ 66,67%).
Tỉnh triển khai thực hiện hiệu quả Chương trình "mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) năm 2023. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 179 sản phẩm được xếp hạng tiêu chuẩn OCOP từ 3 - 5 sao; trong đó, chủ yếu là sản phẩm chè với 121 sản phẩm. Giá trị kinh tế của các sản phẩm được đánh giá xếp hạng OCOP nâng lên; doanh số bán hàng của các đơn vị có sản phẩm đạt  3 sao, 4 sao, 5 sao tăng từ 20% - 50%, đặc biệt các sản phấm như miến của Hợp tác xã miến Việt Cường, sản phẩm chè của Hợp tác xã chè Hảo Đạt, Hợp tác xã Sơn Dung Trà,...
Về thu hút dự án đầu trong nước ngoài ngân sách: Lũy kế 10 tháng năm 2023, toàn tỉnh cấp quyết định chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư với 10 dự án với tổng  số vốn 1.503 tỷ đồng; cấp quyết định chấp thuận nhà đầu tư cho 10 dự án với tổng số vốn 7.002 tỷ đồng; phê duyệt kết quả trúng đấu giá lựa chọn nhà đầu tư với 05 dự án với tổng số vốn đạt 3.869,15 tỷ đồng; điều chỉnh tăng vốn cho 03 dự án với số vốn 962 tỷ đồng. Lũy kế đến nay, tổng sổ dự án ngoài ngân sách sử dụng vốn đầu tư trong nước còn hiệu lực là 868 dự án với số vốn đăng ký khoảng 162.710 tỷ đồng.
Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI): Tính chung 10 tháng năm 2023, toàn tỉnh có 31 dự án FDI cấp mới với tổng số vốn đăng ký đạt 209,9 triệu USD, 10 lượt dự án tăng vốn với số vốn đăng ký đạt 19,53 triệu USD. Lũy kế đến nay trên địa bàn tỉnh có 201 dự án FDI còn hiệu lực với tổng mức đầu tư đăng ký đạt 10,58 tỷ USD.
Từ đầu năm 2023 đến nay, nhiều công trình, dự án quy mô lớn được hoàn thành, đưa vào sử dụng, đem lại hiệu quả tích cực như Dự án phát triển  tống hợp đô thị động lực thành phố Thái Nguyên; Dự án đường vành đai V vùng Thủ đô Hà Nội (đoạn tuyến từ Quốc lộ 37 đến cầu vượt sông cầu, huyện Phú Bình); nâng cấp, cải tạo đường ĐT.266, ĐT.261; Trường THPT Tức Tranh, huyện Phú Lương; trường THPT Đội cấn huyện Đại Từ; Trụ sở Đảng ủy khối các cơ quan tỉnh...
Năm 2024 là năm thứ 4 thực hiện Kế hoạch 5 năm 2021- 2025, là năm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc thực hiện và hoàn thành mục tiêu Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng. Tăng trưởng kinh tế dự báo có xu hướng phục hồi tích cực; các chính sách hỗ trợ được ban hành trong năm 2023 sẽ phát huy hiệu quả vào nền kinh tế. Tuy nhiên, khó khăn, thách thức còn rất lớn, nhất là từ những yếu tố bất lợi bên ngoài và những hạn chế, bất cập nội tại đã kéo dài nhiều năm. Diễn biến bất lợi của thế giới, khu vực sẽ tiếp tục tác động mạnh đến hoạt động sản xuất kinh doanh, sản xuất công nghiệp, xuất nhập khẩu, thu hút đầu tư...
Đối với tỉnh Thái Nguyên, để phấn đấu hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu của giai đoạn 2021-2025, nhiệm vụ đặt ra trong năm 2024 và năm tiếp theo là hết sức nặng nề. Trong bối cảnh tình hình quốc tế và trong nước còn nhiều khó khăn, thách thức, tỉnh Thái Nguyên đã đặt ra  mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội trong đó tập trung ưu tiên, tập trung chỉ đạo, triến khai các nhiệm vụ, giải pháp nhằm thúc đấy tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh, nhất là trong lĩnh vực thu hút các nguồn lực đầu tư, sản xuất kinh doanh, tạo bước chuyến về tăng trưởng giá trị thương mại, dịch vụ. Tăng cường đầu tư phát triên đồng bộ kết cấu hạ tầng nhằm tạo ra những động lực đột phá đế tăng trưởng kinh tế như: hạ tầng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, các tuyến giao thông kết nối phát triển kinh tế vùng, các khu vực tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Thực hiện hiệu quả Quy hoạch tỉnh Thái Nguyên thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Triến khai đồng bộ các nhiệm vụ phát triến kinh tế - xã hội gắn với phát triến bền vững; phối họp chặt chẽ với các bộ, ban, ngành Trung ương và tăng cường họp tác với các tổ chức trong nước, quốc tế để triển khai hiệu quả kế hoạch tăng trưởng xanh, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường bền vững của tỉnh.
Chấp hành nghiêm các quy định pháp luật và quy chế làm việc trong tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ; nêu cao trách nhiệm thực thi công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; đấy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tăng cường thu hút đầu tư toàn xã hội; đổi mới hoạt động xúc tiến đầu tư; tập trung thu hút các nhà đầu tư chiến lược trong các ngành, lĩnh vực ưu tiên; tăng cường công tác chuyển đổi số và tạo điều kiện tốt nhất nhằm thúc đấy hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Quan tâm phát triển đồng bộ các lĩnh vực văn hóa, y tế, giáo dục, bảo đảm an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân. Bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội; đẩy mạnh công tác đối ngoại, hội nhập quốc tế; tăng cường công tác thông tin, truyền thông, tạo sự đồng thuận trong xã hội./.
Tài liệu tham khảo:
 - Báo cáo số 263/BC-UBND, ngày 12/11/2023 về kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2023;mục tiêu, nhiệm vụ phát triển  kinh tế - xã hội năm 2024;
- Quyết định số 222/QĐ-TTg, ngày 14/3/2023 của Thủ tướng chính phủ về quy hoạch của tỉnh Thái Nguyên thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Đặng Thị Kim Oanh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê website
  • Đang truy cập36
  • Hôm nay18,303
  • Tháng hiện tại72,622
  • Tổng lượt truy cập21,830,503
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây