Bổ sung, phát triển lý luận của Đảng về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

Thứ năm - 07/09/2023 04:13
Con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là một vấn đề lớn, luôn được Đảng nhận thức, bổ sung phù hợp với từng giai đoạn. Trên cơ sở tổng kết thực tiễn và nghiên cứu lý luận, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng khẳng định, sau hơn 35 năm đổi mới, “lý luận về đường lối đổi mới, về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của Việt Nam ngày càng hoàn thiện và từng bước được hiện thực hóa”. Những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử qua hơn 35 năm đổi mới cho thấy sự sáng tạo lý luận của Đảng về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
 
Con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam được Đảng xác định, bổ sung và hoàn thiện qua các kỳ đại hội. Tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Đảng tiếp tục bổ sung, phát triển, cụ thể hóa hơn các mục tiêu của con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam trên tất cả các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội, quốc phòng - an ninh, đối ngoại.
Thứ nhất, về mục tiêu đi lên chủ nghĩa xã hội
Đây là vấn đề khó khăn, phức tạp, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định: quá độ lên chủ nghĩa xã hội là một sự nghiệp lâu dài, vô cùng khó khăn và phức tạp, vì nó phải tạo sự biến đổi sâu sắc về chất trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Đảng xác định phấn đấu đến giữa thế kỷ XXI, xây dựng nước ta trở thành nước phát triển, theo định hướng xã hội chủ nghĩa, với lộ trình cụ thể: đến năm 2025, kỷ niệm 100 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước là nước đang phát triển, có công nghiệp theo hướng hiện đại, vượt qua mức thu nhập trung bình thấp; đến năm 2030, kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng là nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; đến năm 2045, kỷ niệm 100 năm thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trở thành nước phát triển, thu nhập cao.
Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã xác định mục tiêu theo cách tiếp cận mới về trình độ phát triển, trình độ công nghiệp và thu nhập bình quân đầu người. Đây là tổng hợp cách tiếp cận của Đảng trong hơn 35 năm đổi mới và trên cơ sở đánh giá, phân loại các nước theo thông lệ quốc tế, được các tổ chức quốc tế, như Liên hợp quốc, Ngân hàng Thế giới, Quỹ Tiền tệ quốc tế, Tổ chức Thương mại thế giới, Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế, cùng hầu hết các nước trên thế giới sử dụng. Vì vậy, những mục tiêu cụ thể được xác định lần này có đầy đủ cơ sở khoa học và thực tiễn, phù hợp với điều kiện phát triển của đất nước.
Thứ hai, về phương hướng xây dựng chủ nghĩa xã hội
- Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước gắn với phát triển kinh tế tri thức, bảo vệ tài nguyên, môi trường. Kể từ Đại hội lần thứ VIII, Đảng xác định bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Quan điểm này tiếp tục được các kỳ Đại hội lần thứ IX, X, XI, XII của Đảng bổ sung, phát triển. Đại hội lần thứ XIII của Đảng tiếp tục khẳng định và có sự bổ sung, cụ thể hơn. Đó là tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên nền tảng của tiến bộ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo. Điểm mới này là công nghiệp hóa, hiện đại hóa phải dựa trên nền tảng khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo, tận dụng tốt cơ hội của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 để phát triển bứt phá trong một số ngành và lĩnh vực.
- Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đại hội Đại iểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng yêu cầu thống nhất và nâng cao nhận thức về phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đó là “nền kinh tế thị trường hiện đại, hội nhập quốc tế, vận hành đầy đủ, đồng bộ theo quy luật của kinh tế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo; bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước”. Theo đó, việc hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường là một trong ba khâu đột phá chiến lược được Đảng ta xác định từ Đại hội lần thứ XI.
- Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; xây dựng con người, nâng cao đời sống nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội. Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng tiếp tục nhất quán các phương hướng và có bổ sung mới về phát triển văn hóa, con người, quản lý phát triển xã hội, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội. Đó là: Xây dựng hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa và chuẩn mực con người gắn với giữ gìn, phát triển hệ giá trị gia đình Việt Nam trong thời kỳ mới. Đối với các vấn đề xã hội, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng nhấn mạnh: Tăng cường quản lý phát triển xã hội, bảo đảm tiến bộ và công bằng xã hội, tính bền vững trong các chính sách xã hội, nhất là phúc lợi xã hội, an sinh xã hội, an ninh con người.
- Bảo đảm vững chắc quốc phòng và an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội. Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng xác định phương hướng, nhiệm vụ quốc phòng, an ninh có mặt đậm nét và có nhiều điểm mới. Đó là: Xây dựng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, một số quân chủng, binh chủng, lực lượng tiến thẳng lên hiện đại. Đồng thời, xác định rõ hơn nhiệm vụ nghiên cứu, phát triển lý luận về quốc phòng, an ninh; triển khai thực hiện các chiến lược về quốc phòng, an ninh trong điều kiện mới. 
- Thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế.  Lần đầu tiên trong Cương lĩnh năm 2011 xác định “hội nhập quốc tế” thay cho “hội nhập kinh tế quốc tế”. Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng tiếp tục khẳng định quan điểm đó, đồng thời làm rõ hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế phải luôn xác định lợi ích quốc gia - dân tộc là mục tiêu tối thượng, trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế, bình đẳng và cùng có lợi.
- Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, thực hiện đại đoàn kết toàn dân tộc, tăng cường và mở rộng mặt trận dân tộc thống nhất. Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng tiếp tục cụ thể hóa và bổ sung một số nội dung mới: (1) Bổ sung nội dung, phương châm thực hiện dân chủ là “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”; (2) Xác định rõ hơn mối quan hệ và vai trò giữa “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội làm nòng cốt để nhân dân làm chủ”; (3) Khẳng định “đề cao vai trò chủ thể, vị trí trung tâm của nhân dân trong chiến lược phát triển đất nước, trong toàn bộ quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.
- Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã xác định rõ vai trò, vị trí, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp trên cơ sở các nguyên tắc pháp quyền, bảo đảm quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công rành mạch, phối hợp chặt chẽ và tăng cường kiểm soát quyền lực nhà nước.
- Xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh. Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng nhấn mạnh: Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh. Điểm mới so với trước đây là bổ sung xây dựng hệ thống chính trị cùng với xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh và không chỉ đề cập đến xây dựng Đảng, mà cả chỉnh đốn Đảng. Đồng thời, bổ sung những nhận thức mới trong nhiệm vụ, giải pháp xây dựng, chỉnh đốn Đảng về chính trị, tư tưởng, đạo đức, tổ chức.
Thứ ba, về các mối quan hệ lớn cần giải quyết
Các mối quan hệ lớn cần giải quyết trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội được Đảng tổng kết, hệ thống hóa lần đầu tiên trong Cương lĩnh năm 2011. Đó là 08 mối quan hệ: quan hệ giữa đổi mới, ổn định và phát triển; giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị; giữa kinh tế thị trường và định hướng xã hội chủ nghĩa; giữa phát triển lực lượng sản xuất và xây dựng, hoàn thiện từng bước quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa; giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; giữa xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa; giữa độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế; giữa Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ. Đại hội lần thứ XII, Đảng có sự điều chỉnh mối quan hệ “giữa kinh tế thị trường và định hướng xã hội chủ nghĩa” thành “giữa tuân theo các quy luật thị trường và bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa” nhằm làm rõ hơn trong chủ nghĩa xã hội vẫn tồn tại nền kinh tế thị trường; và bổ sung thêm mối quan hệ “giữa Nhà nước và thị trường”. Hội nghị Trung ương 5 khóa XII đã bổ sung, phát triển thành quan hệ “giữa Nhà nước, thị trường và xã hội”. Đại hội lần thứ XIII của Đảng tiếp tục bổ sung thêm mối quan hệ lớn thứ 10, Dố Là: Mối quan hệ giữa thực hành dân chủ và tăng cường pháp chế, bảo đảm kỷ cương xã hội. Như vậy, Đảng đã có những điều chỉnh, bổ sung mới từng mối quan hệ một cách chặt chẽ, đầy đủ, thành 10 mối quan hệ lớn cần giải quyết. Đây là những mối quan hệ lớn, phản ánh các quy luật mang tính biện chưng, những vân đề lý luận cốt lõi về đường lối đổi mới của Đảng ta, đòi hỏi phải nhận thức đúng và đầy đủ, quán triệt sâu sắc và thực hiện thật tốt, có hiệu quả.
Cương lĩnh của Đảng là ngọn cờ chiến đấu vì thắng lợi của sự nghiệp xây dựng đất nước Việt Nam từng bước quá độ lên chủ nghĩa xã hội, định hướng cho mọi hoạt động của Đảng, Nhà nước, của cả hệ thống chính trị và nhân dân ta trong những thập kỷ tới. Thực hiện thắng lợi Cương lĩnh, bổ sung, đổi mới, đất nước Việt Nam nhất định trở thành một nước xã hội chủ nghĩa phồn vinh, hạnh phúc.
Lê Chí Trung
Tài liệu tham khảo:
  1. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, H.2021,
  2. Nguyễn Phú Trọn  bg: “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam”,





















 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê website
  • Đang truy cập116
  • Hôm nay37,643
  • Tháng hiện tại99,746
  • Tổng lượt truy cập17,064,079
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây