Vấn đề giáo dục, bồi dưỡng thanh niên hiện nay theo Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Thứ năm - 23/05/2019 22:56
Bác Hồ muôn vàn kính yêu đã để lại cho toàn Đảng, toàn dân ta một bản Di chúc vô cùng quý báu. Trải qua 50 năm, bản Di chúc đã trở thành nguồn cổ vũ to lớn đối với toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta tiến lên giành thắng lợi trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước và đưa nước nhà vững bước tiến lên chủ nghĩa xã hội.
Những năm cuối cùng của cuộc đời, mặc dù bận rất nhiều công việc nhưng Bác vẫn chọn những khoảng thời gian thư thái nhất, lúc 9 giờ sáng ngày 10/5/1965 Bác Hồ bắt đầu viết Di chúc. Bốn ngày tiếp sau đó, Người đã dành mỗi ngày một đến hai tiếng để viết. Sau này, vào mỗi dịp sinh nhật hàng năm Bác lại đem bản Di chúc ra xem lại, bổ sung cho phù hợp với tình hình mới của đất nước. Lần cuối cùng Bác viết và chỉnh sửa vào ngày 10/5/1969. Trong bản Di chúc của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn kĩ càng mọi việc đối với Đảng với nhân dân trong đó Bác vẫn dành một phần nói về thanh niên và vai trò của thanh niên, điều này đã thể hiện tư tưởng, tình cảm, sự quan tâm đặc biệt của Bác đối với thế hệ trẻ - tương lai của đất nước.
132004814440930786 ffff

Trong Di chúc Bác căn dặn: “Đoàn viên và thanh niên ta nói chung là tốt, mọi việc đều hăng hái xung phong, không ngại khó khăn, có chí tiến thủ. Đảng cần phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng xã hội chủ nghĩa vừa “hồng” vừa “chuyên”. Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết”. Công việc này “quan trọng” vì không ai khác ngoài các thế hệ thanh niên sẽ kế tục sự nghiệp cách mạng. Công việc này “cần thiết” vì tính cấp bách trước mắt cũng như sự nghiệp lâu dài; việc rèn luyện đạo đức cách mạng, việc xây dựng một thế hệ cách mạng đòi hỏi phải có thời gian của sự thử thách.
Thấm nhuần tư tưởng của Người, từ khi ra đời đến nay, trong mọi giai đoạn cách mạng, Đảng ta luôn đánh giá cao vai trò của thế hệ trẻ Việt Nam trong thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân và toàn thể dân tộc đó là xây dựng một nước Việt Nam dân giàu nước mạnh, dân chủ,công bằng, văn minh.
Đảng ta luôn coi thanh niên là lực lượng cách mạng quan trọng trong thực hiện nhiệm vụ chính trị của Đảng trước dân tộc. Trước đây cũng như ngày nay, trong sự nghiệp đổi mới đất nước do Đảng khởi xướng và lãnh đạo, thế hệ trẻ được đặc biệt quan tâm chăm sóc, đào tạo và bồi dưỡng. Nghị quyết số 04/NQ-TW, ngày 14-01-1993, của Ban Chấp hành Trung ương khóa VII về công tác thanh niên trong thời kỳ mới khẳng định: Sự nghiệp đổi mới có thành công hay không,…, cách mạng Việt Nam có vững bước theo con đường xã hội chủ nghĩa hay không phần lớn tùy thuộc vào lực lượng thanh niên, vào việc bồi dưỡng, rèn luyện thế hệ thanh niên. Điều đó cho thấy, Đảng ta luôn quán triệt sâu sắc tư tưởng Hồ Chí Minh và Di chúc của Người.
Nghị quyết số 25/NQ-TW ngày 25-7-2008, của Ban Chấp hành Trung ương khóa X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xác định: Thanh niên là rường cột của nước nhà, chủ nhân tương lai của đất nước, là lực lượng xung kích trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, một trong những nhân tố quyết định sự thành bại của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập quốc tế và xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Sau hơn 30 năm đổi mới đất nước, thế hệ thanh niên thời kỳ mới đã và đang tiếp nối truyền thống hào hùng của Đảng và dân tộc; không ngại khó khăn, gian khổ, có ý chí vươn lên trong học tập, lao động, lập thân, lập nghiệp, làm giàu chính đáng, quyết tâm đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu. Đại hội lần thứ XII của Đảng chủ trương khuyến khích, cổ vũ thanh niên nuôi dưỡng ước mơ, hoài bão, xung kích, sáng tạo, làm chủ khoa học, công nghệ hiện đại. Đồng thời, “phát huy vai trò của thế hệ trẻ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.
Tuy nhiên, trước những tác động của tình hình kinh tế - xã hội hiện nay, một bộ phận thanh niên sống thiếu lý tưởng, giảm sút niềm tin, ít quan tâm đến tình hình đất nước, thiếu ý thức chấp hành pháp luật, sống thực dụng, xa rời truyền thống văn hóa dân tộc… Học vấn của một bộ phận thanh niên, nhất là ở vùng sâu, vùng xa còn thấp; nhiều thanh niên còn thiếu kiến thức và kỹ năng trong hội nhập quốc tế. Tính độc lập, tự chủ, ý chí, nghị lực, chủ động, sáng tạo, năng lực thực hành sau đào tạo của thanh niên còn yếu, chưa đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi cao của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trước những nội dung, yêu cầu mới của công cuộc đổi mới, trước những tác động cả thuận lợi và khó khăn, của cả thời cơ và thách thức, thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, việc bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau cần tập trung vào những nội dung cơ bản sau:
Thứ nhất, phải giáo dục cho thanh niên có nhận thức đầy đủ, có khát vọng vươn tới giá trị chân, thiện, mỹ.
Thứ hai, giáo dục cho thanh niên hiểu biết những giá trị trong truyền thống đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc.
Thứ ba, bồi dưỡng thanh niên có nhận thức đúng đắn về mục tiêu, lý tưởng của Đảng, về con đường độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn.
Thứ tư, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bồi dưỡng thế hệ trẻ.
Được sự quan tâm, chỉ đạo của Đảng ủy, Ban giám hiệu Nhà trường đoàn viên thanh niên Trường Chính trị tỉnh Thái Nguyên luôn phát huy tốt vai trò xung kích của mình để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của Nhà trường. Đoàn viên thanh niên của Nhà trường luôn tích cực dự giờ, thao giảng, soạn giảng, nghiên cứu khoa học và tham gia học tập nâng cao kiến thức chuyên môn nghiệp vụ. Bên cạnh đó việc tổ chức các phong trào, các ngày kỷ niệm như ngày Quốc tế thiếu nhi; Tết trung thu; ngày nhà giáo Việt Nam được đoàn viên trong Nhà trường hưởng ứng tham gia tích cực, chủ động và sáng tạo.
Là những thầy, cô giáo của Trường Chính trị tỉnh, nơi thực hiện nhiệm vụ chính trị là đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ của hệ thống chính trị cơ sở, để thực hiện tốt lời dạy của Người, phấn đấu trở thành những chủ nhân tương lai của đất nước, mỗi đoàn viên thanh niên Nhà trường cần:
Thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện, nâng cao đạo đức cách mạng, đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, cơ hội, thực dụng; rèn luyện phẩm chất: cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư.
 Có lối sống giản dị, trong sáng và đức tính cần cù, trung thực, khiêm tốn. Luôn nêu cao ý thức xây dựng đoàn kết nội bộ trong tập thể đơn vị; nêu cao tinh thần tương thân, tương ái, giúp đỡ đồng chí, đồng nghiệp.
Rèn luyện phong cách tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo; luôn có ý thức tự học hỏi vươn lên, xác định việc học tập và rèn luyện phẩm chất đạo đức, chuyên môn nghiệp vụ là nhiệm vụ hàng đầu, không ngừng phần đấu nâng cao trình độ mọi mặt trong mọi lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực công tác được giao.
Vũ Thị Nhàn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê website
  • Đang truy cập34
  • Hôm nay21,189
  • Tháng hiện tại439,623
  • Tổng lượt truy cập21,609,740
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây